Cây Nguyệt Quế

Cây Nguyệt Quế là loài cây thân gỗ, có chiều cao từ 2 – 6m. Thân cây khi còn non có màu xanh và chuyển sang màu nâu xám, nhẵn bóng khi già được sử dụng để làm cây cảnh trước cửa nhà, trong sân vườn, công viên giúp tạo nên vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà.

Danh mục:

Mô tả

Cây Nguyệt Quế tại một số vùng miền cây còn có tên gọi khác là Nguyệt Quý. Tên khoa học là Murraya paniculata thuộc chi Murraya, họ Cam (Rutacaea). Tên tiếng Anh là Orange Jasmine. Cây có nguồn gốc từ các nước châu Á.

 

Đặc điểm hình thái

Cây Nguyệt Quế là loài cây thân gỗ, có chiều cao từ 2 – 6m. Thân cây khi còn non có màu xanh và chuyển sang màu nâu xám, nhẵn bóng khi già. Nếu bạn tinh ý thì sẽ thấy màu thân cây gần giống thân cây bưởi. Lá cây Nguyệt Quế mọc thành tàu với bề mặt lá nhẵn bóng. Lá có hình bầu dục nhìn giống với lá cây Quất, cây Chanh.

Hoa Nguyệt Quế rất thơm. Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm khoảng 8 bông một cụm và mọc ra từ nách lá. Mỗi hoa gồm có 5 đài màu xanh và 5 cánh màu trắng. Đường kính hoa khoảng 12 – 18 mm cánh hoa uốn cong về phía sau. Một bông hoa sẽ có 10 nhị và một bầu nhụy ở trên đỉnh. Đầu nhụy hình cầu.

Vì thuộc họ Cam nên hoa Nguyệt Quế cũng gần giống với hoa bưởi, hoa cam, hoa quýt. Hoa không nở quanh năm mà thời điểm nở rộ là cuối Đông đầu Xuân. Quả Nguyệt Quế có hình quả trứng, khi chín có màu cam, đỏ. Thịt quả nạc và mọng nước.

 

Đặc điểm sinh trưởng

Nguyệt Quế là cây ưa ánh sáng, nhưng cũng chịu được bóng bán phần nên có thể trồng ở nơi có ánh sáng yếu trong nhà như cạnh cửa số hay ban công. Cường độ ánh sáng phù hợp nhất với cây Nguyệt Quế đó chính là vào buổi sáng và chiều tối. Cây có thể chịu được khô hạn nhưng phát triển tốt nhất ở nơi đất thịt pha cát thông thoáng và màu mỡ với độ pH là 5-7. Cây có nhu cầu nước cao.

Công dụng của cây Nguyệt Quế

Đầu tiên Nguyệt Quế được sử dụng để làm cây cảnh trước cửa nhà, trong sân vườn, công viên giúp tạo nên vẻ đẹp cho không gian ngôi nhà. Với những bông hoa trắng tinh khôi điểm xuyết trên nền xanh mượt của lá, lại có thể trồng thành cụm, trồng đơn lẻ, Nguyệt Quế bonsai nên nó được trồng làm cảnh trong sân vườn ngoài ra cũng có thể trồng làm hàng rào trong các bồn cây, khuôn viên, công trình công cộng.

Tiếp đến thì với nhiều thành phần quan trọng cây Nguyệt Quế được sử dụng trong y học. Người ta dùng Nguyệt Quế để điều chế thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm và oxy hóa hiệu quả. Đồng thời lá, quả của cây Nguyệt Quế còn được sử dụng để tạo hương vị thơm ngon cho các bữa ăn. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học trong lá và hạt của cây Nguyệt Quế có hương thơm và tinh dầu rất có lợi cho sức khỏe của con người.

 

Cây Nguyệt Quế trong phong thủy

Ngày xưa, trong các cuộc thi đấu người Hy Lạp cổ đại thường làm vòng Nguyệt Quế để tặng thưởng cho những người chiến thắng. Không đâu xa như trong chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia giải thưởng dành cho người chiến thắng là chiếc vòng Nguyệt Quế (vòng được làm từ cây Nguyệt Quế) đó là biểu tượng dành cho sự chiến thắng, vinh quang trọn vẹn. Chính vì thế, người ta trồng Nguyệt Quế trong nhà với ước mong sẽ gặp nhiều may mắn, gặt hái được nhiều thành công và thành đạt.

Trong phong thủy thì cây Nguyệt Quế có tác dụng trừ ma, trừ tà, xua đuổi điều xấu, những thứ xui xẻo đến với gia đình bạn. Vậy nên cây Nguyệt Quế được chọn để trồng trước sân hay đặt trong nhà đối với những cây bon sai rất hợp với phong thủy lại còn đem lại may mắn cho gia chủ .

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế

Cách trồng cây Nguyệt Quế

Cây Nguyệt Quế được trồng bằng rất nhiều những phương pháp khác nhau. Có thể là gieo hạt, chiết cành hoặc ghép mắt hay giâm cành. Tuy nhiên phương pháp ghép mắt được nhiều người sử dụng nhiều nhất. Bạn chỉ cần chọn cây Nguyệt Quế khỏe mạnh không bị sâu bệnh và chọn cành bánh tẻ không quá già tức là ra hoa độ được khoảng từ 1 đến 2 lần. Gốc để ghép cây Nguyệt Quế cần phải mọc thẳng cũng như không bị sâu bệnh hay dị dạng. Đồng thời cũng cần phải lưu ý là ghép mắt cho cây không bị bẩn hay bầm dập.

Để trồng cây Nguyệt Quế ta cần chuẩn bị đất thịt hoặc đất phù sa sau đó đem trộn với phân lân, trùn quế. Nếu trồng cây trong chậu ta rải một lớp đất trộn xỉ than hoặc xơ dừa. Sau đó cắt bỏ vỏ bọc bầu cây rồi đặt vào giữa chậu chỉnh cho thẳng đứng. Ta từ từ đổ đất vào xung quanh chậu, vừa đổ vừa chèn kín đất quanh chậu. Nếu là cây trồng dưới đất ta đào một hố có kích thước lớn hơn bầu cây. Sau đó đặt cây vào sao cho mặt bầu bằng với miệng hố và đổ hỗn hợp đất đã chuẩn bị từ trước. Lấp đất xong ta tưới đẫm nước cho cây. Để cây hồi và ra rễ nhanh thì trong 1 tuần đầu tiên phải giữ ẩm cho đất.

Cách chăm sóc cây Nguyệt Quế

Cây Nguyệt Quế là cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Là cây có nhu cầu nước cao vì vậy chúng ta cần phải luôn cung cấp đủ nước cho cây. Cần tiến hành bón phân định kỳ cho cây khoảng từ 1 đến 2 tháng một lần.

Khi trồng cây Nguyệt Quế trong chậu thì cứ khoảng 3 đến 4 tháng chúng ta tiến hành thay đất 1 lần bằng cách là loại bỏ 1/3 lớp đất cũ trong chậu rồi thay bằng hỗn hợp đất mới giàu dinh dưỡng. Khi thay đất thì nên thay vào mùa xuân hoặc cũng có thể thay trước mùa mưa. Điều này sẽ giúp cây đâm chồi nảy lộc tốt nhất. Trong quá trình chăm sóc cây Nguyệt Quế thì hãy cắt tỉa cho cây với thời gian khoảng 1 tháng 1 lần vào mùa mưa, còn nếu vào mùa nắng thì 1 tháng 2 lần để cây cho dáng đẹp, hoa nhiều.

Mua Nguyệt Quế ở đâu?

Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây Nguyệt Quế cũng như ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây. Hiện tại trong vườn ươm của chúng tôi có rất nhiều cây Nguyệt Quế đẹp với đủ mọi kích thước khác nhau. Giá cây Nguyệt Quế sẽ phụ thuộc vào dáng thế và kích thước của cây.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thông tin chi tiết về cây và các dịch vụ kèm theo cây nếu bạn có nhu cầu. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp, tư vấn một cách nhiệt tình, chuyên nghiệp nhất. Chúc bạn có một không gian sống như ý!

Zalo
Hotline
Hotline