Cây Lộc Vừng
Đây là loại cây gỗ có thân và gốc đẹp, tán cây rộng, hoa có hương thơm, thuộc vào nhóm bốn loại cây quý, mang lịa nhiều tài lộc nên được nhiều người ưa thích, muốn có và được đưa vào tạo cảnh quan trong sân vườn, biệt thự, bệnh viện, trường học, khu đô thì, khu sinh vật cảnh…
Mô tả
Cây lộc vừng là loại cây bóng mát có tên khoa học là Barringtonia acutangula (L.) Gaertn thuộc họ Lecythidaceae. Chính bởi là loại cây gỗ có thân và gốc đẹp, tán cây rộng, hoa có hương thơm, thuộc vào nhóm bốn loại cây quý “sanh, sung, tùng, lộc” mà được người chơi cây cảnh ca tụng, ngoài ra còn nằm trong bộ tam đa sinh vật cảnh “ cây vạn tuế ứng với thọ, cây lộc vừng ứng với lộc, cây sung ứng với sung túc” nên được nhiều người ưa thích, muốn có và được đưa vào tạo cảnh quan trong sân vườn, biệt thự, bệnh viện, trường học, khu đô thì, khu sinh vật cảnh…
Đây là loại cây sống lâu năm, tuổi thọ cao. Mọc hoang ở rừng thưa, nhiều ở thượng nguồn sông Hương, sông Cả, sông Mã và ven các bờ sông, vùng trung du. Ngày nay lộc vững có mặt phổ biến khắp nhiều nơi trên thế giới.
Là cây thuộc họ cây gỗ xù xì, tán rộng, mát, có màu nâu cao trung bình từ 8 đến 12 mét, có nhiều cành. Lá hình xoan, thon hẹp ở gốc, tù hoặc hơi có mũi ở đầu, có răng cưa nhỏ ở hai bên mép lá, dài từ 9 đến 12 cm, rộng từ 4 đến 6m, màu hơi nhạt, có màu đỏ ở cuống lá.
Hoa mọc thành chùm bông, mảnh, màu đỏ, nhiều, có mùi hương, có chiều dài thường trên 40 cm, thường nở vào khoảng 7. Quả có vào tháng 9, màu xanh, hình bầu dục. mọc đơn độc so le nhau, dài khoảng 3cm, dày 2cm, có đường gân 4 cạnh.
Lá và chồi non có vị chát thường được ăn kèm với các loại rau và thức ăn khác.
Vỏ lộc vừng có tác dụng se và hạ nhiệt chữa bênh đau bụng, hạ sốt, đau răng tiêu chảy, tri các vết cắn vết thương do côn trùng độc cắn; quả có vị se. Gỗ có tính cầm máu, rễ đắng để giải khát, giải nhiệt.
Giống cây lộc vừng được trồng với 2 phương pháp đó là phương pháp hữu tính tức là từ hạt chín cây và phương pháp vô tính bằng chiết vào thời tiết nóng ẩm lúc cây thu nhựa hay giâm vào mùa hanh lanh khi lá rụng và chồi chưa lộ.
Vào tháng 5, 6 dương lịch mỗi năm khi các chồi xuân bắt đầu phát triển thì phương pháp chiếc cành là vô cùng hiệu quả nhất. Nên chọn những cành khỏe, lộ sáng giữa thân, có vỏ dày, sinh lý phát triển bình thường, sức đề kháng cao. Sau khi bó bầu bằng đất bùn phần cành đã bóc vỏ, cạo sạch tơ, ráo nhựa từ 7 đến 10 ngày trước đó đã hình thành mô sẹo kích thích ra rễ mới bằng những hỗn hợp như trấu, rơm, rễ béo tây ủ ẩm.
Bọc ni long trong và dai xung quanh để dễ theo dõi đảm bảo đủ độ ẩm cho bầu đất. Lưu ý khi bọc ni long thì buộc chặc phần dưới và nới lỏng phần trên giúp giữ nước và tích tụ sương bổi sáng giúp kích thích rễ mọc nhanh.
Sau 2 đến 3 tháng chăm sóc thấy rễ sơ cấp lớn, lan ra ngoài bầu đất thì dở bỏ bọc rồi bó lại lần 2 cho chắc , kích thích rễ thứ cấp phát triển từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng tự lập nuôi cây mới rồi cắt cành ( dưới gốc bầu từ 3 đến 5cm ), hạ thổ.
Cần cắt tỉa bỏ nhưng cành tăm, cành khuất tán để hạn chế nơi ẩn nấu của sâu bệnh và tập trung nhựa sống nuôi cành lộ sáng. Muốn cây có hình dáng đẹp, độc đáo thì nên uốn tỉa cành khi còn non. Khoảng cuối hạ đầu thu, trong khoảng thời gian 1 đến 1,5 tháng trước khi cây trổ hoa cần kích thích cây bằng phân NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng rồi tưới 1 lần/ 1 tuần.
Cũng giống như những cây cảnh khác khi trồng đúng kỹ thuật thì việc chăm sóc cây khá là dễ dàng. Cần tưới nước hàng ngày để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển, thường xuyên cắt tỉa cành tăm, cành dư thừa.
Chú ý diệt trừ sau bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc tránh làm tổn thương cây. Hàng tháng tưới phân 1 lần cung cấp, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Theo dõi cây thương xuyên khi có dấu hiệu xuất hiện mầm móng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời cho cây không chết và phát triển tốt.